Hỗ trợ trực tuyến
  • Hotline:
  • 0983156563
  • Hỗ trợ online:
    ------------------------------------------
    BS LAM 0983156563
    Thông tin liên hệ:
    ------------------------------------------
    ĐT: 0983156563
    Email: nhakhoahoangminh891@gmail.com
  • Trường hợp nào nên chỉnh nha(niềng răng)?

    Chỉnh nha( niềng răng) là một chỉ định rất rộng rãi trong nha khoa hiện đại. Nếu bạn thấy nụ cười của mình chỉ đơn giản là không đẹp, thì bạn có thể nghĩ đến chỉnh nha.  Với kỹ thuật chỉnh nha hiện đại, mục tiêu đặt ra là một nụ cười đẹp, phù hợp với một khuôn mặt đẹp.

    1.Răng chen chúc:

    Nếu cách đây vài năm, thì những trường hợp răng chen chúc như thế này sẽ được bác sĩ chỉnh nha( niềng răng) tư vấn nhổ răng “không thương tiếc”, vì nghĩ rằng không có chỗ để sắp xếp răng! Quan điểm ngày nay đã khác: với một khuôn mặt thiếu xương và mô mềm, thì bác sĩ chỉnh nha sẽ tạo ra xương và mô mềm, để cùng với răng tạo ra một nụ cười đẹp hơn! Những ca răng mọc chen chúc, răng mọc khểnh, răng mọc lệch, bác sĩ chỉnh nha(niềng răng) sẽ ít nhổ răng hơn rất nhiều, và nụ cười của bạn cũng sẽ đẹp hơn!

    2.Hô:

    Thường gọi là sai khớp cắn hạng 2 theo Angle. Nguyên nhân có thể là do hàm trên đưa ra trước so với hàm dưới, hoặc là do hàm dưới phát triển chậm hơn so với  hàm trên, hoặc kết hợp cả 2 yếu tố. Điều trị cho trường hợp này có thể phải kết hợp nhổ răng.

    3.Móm:

    Do hàm dưới phát triển quá mức, hoặc do hàm trên phát triển chậm hơn hàm dưới, hoặc kết hợp cả 2 yếu tố. Thông thường răng móm sẽ dẫn đến cắn ngược (răng cửa dưới phủ ngoài răng cửa trên như trong hình) hoặc cắn đối đầu (rìa cắn của răng cửa trên và dưới chạm nhau).

    4. Lệch đường giữa:
    Nếu tưởng tượng có một đường thẳng dọc chia đôi khuôn mặt của bạn thành trái và phải, thì đó gọi là đường giữa. Khi cười, hàm răng trên nên có một sự cân đối trái phải, nếu không thì sẽ là “lệch đường giữa”. Lệch đường giữa là nghiêm trọng khi người đối diện có thể phát hiện được.

    Đối với hàm dưới, nếu bạn để ý, sẽ có tỉ lệ rất ít đường giữa hàm dưới trùng khớp với hàm trên, nhưng may mắn là đường giữa hàm dưới ít phân biệt được khi giao tiếp, và do vậy nó không quan trọng khi điều trị chỉnh nha (niềng răng).

    5. Cắn sâu:

    Khi răng cửa trên phủ răng cửa dưới quá mức, gọi là cắn sâu.

    6.Cắn chéo:

    Là tình trạng răng dưới phủ ngoài răng trên, ngược với thông thường. Cắn chéo có thể trong tình trạng nhiều răng, hoặc chỉ răng trước, hoặc chỉ răng sau.

    7.Cắn hở:

    Các răng không chạm nhau khi cắn hai hàm lại.

    8. Thiếu răng bẩm sinh:

    Tùy từng trường hợp mà bác sĩ chỉnh nha(niềng răng) sẽ cân nhắc di chuyển răng để đóng lại khoảng trống đó, hoặc mở rộng khoảng trống đó ra để bác sĩ phục hình có thể cấy ghép Implant hoặc làm cầu răng phục hồi răng bị thiếu.

    9.Răng ngầm:

    Răng ngầm thường gặp là răng cửa, răng nanh. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bộc lộ để kéo đưa răng ra ngoài bằng chỉnh nha hay nhổ bỏ răng và sau đó cắm ghép Implant hoặc làm cầu răng để phục hồi lại răng.

    10. Răng nghiêng do mất răng hoặc thiếu răng:

    Khi nhổ răng hoặc thiếu răng các răng kế cận thường nghiêng vào khoảng trống làm cho các răng sau bị nghiêng và các răng trước bị thưa ra. Trong trường hợp này để phục hồi hoàn hảo cần phải chỉnh các răng về đúng vị trí bằng chỉnh nha(niềng răng) sau đó sẽ cắm Implant hoặc làm cầu răng.